Bệnh nhiệt miêng: Nguyên nhân dấu hiệu cách chữa

Lượt xem: 5260

Bệnh nhiệt miệng và sùi mào gà ở miệng là 2 bệnh có biểu hiện ban đầu khá giống nhau, thậm chí nếu không để ý kỹ thì rất dễ bị lầm tưởng rằng 2 căn bệnh là một. Việc mà người bệnh không được chẩn đoán chính xác mầm bệnh đang có ở trong người nhanh chóng, quá trình điều trị nhầm lẫn sẽ để lại nhiều hậu quả không tốt cho sức khỏe, làm ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt của người bệnh và cả những người xung quanh. Để giúp cho mọi người phân biệt rõ ràng nhiệt miệng và sùi mào gà qua nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách chữa bệnh hiệu quả, hãy tham khảo bài viết dưới đây!

Nguyên nhân gây bệnh nhiệt miệng

Hầu hết mọi người đều biết rằng sùi mào gà là căn bệnh lây lan qua con đường tình dục không an toàn, tuy nhiên, những khu vực lây bệnh như thế nào là việc mà nhiều người vẫn chưa thực sự nắm rõ toàn bộ, dễ bị nhầm lẫn với căn bệnh có chung biểu hiện khác, đó là bệnh nhiệt miệng. Cho nên, việc nắm rõ những đặc điểm của cả 2 bệnh sẽ giúp cho mọi người nhận biết được đúng đắn hơn. Dù sao, căn bệnh nhiệt miệng ít để lại nguy hiểm cho sức khỏe so với sùi mào gà, vì vậy, việc phân biệt chính xác còn giúp cho người bệnh đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình về lâu dài.

Nguyên nhân gây bệnh của 2 chứng bệnh này rất khác nhau, bạn cần dựa vào những lý do thực tế để hiểu được vì sao mà sùi mào gà và nhiệt miệng xuất hiện ở cơ thể con người như:

Bệnh nhiệt miệng

Bệnh nhiệt miệng

Nhiệt miệng là căn bệnh gây ra viêm loét hoặc xuất hiện mụn rộp nhỏ ở miệng hoặc ở nướu. Căn bệnh xuất hiện do việc vi khuẩn xâm nhập vào khoang miệng, tuy nhiên không gây lây lan mạnh như sùi mào gà, nhất là căn bệnh chỉ tập trung ở nướu, chứ không mọc nhiều mụn sùi hình dáng khác nhau bao quanh môi người bệnh.

Nguyên nhân gây ra nhiệt miệng khá đa dạng, có thể kể đến một số lý do:

  • Sử dụng quá nhiều đồ ăn gây gia tăng nhạy cảm ở miệng quá mức, có thể đó là thực phẩm liên quan đến vị chua, cay nóng, nhiều gia vị, cà phê,… làm gia tăng nhạy cảm khoang miệng
  • Vi khuẩn gây ra dị ứng, loét dạ dày tá tràng xâm nhập vào trong khuôn miệng con người
  • Những người đang bị stress dài ngày, buồn phiền và tinh thần mệt mỏi trong công việc, cuộc sống
  • Cơ thể đang thiếu hụt nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe, đặc biệt là các vitamin, kẽm, sắt
  • Nữ giới đang có kinh nguyệt có thể xảy ra một số phản ứng nhiệt miệng
  • Con người tự gây ra tổn thương trong miệng khi đang đánh răng, nhai thức ăn, hoạt động thể dục, thể thao hàng ngày.

Dấu hiệu bệnh nhiệt miệng

Các đặc điểm của 2 bệnh sùi mào gà và nhiệt miệng khá giống nhau, chính vì vậy, đây cũng là phần mà nhiều người hay bị nhầm lẫn nhất. Những dấu hiệu nhận biết căn bệnh dễ dàng mà mọi người cần ghi nhớ để phân biệt được chính xác về 2 chứng bệnh:

Bệnh nhiệt miệng

Bệnh nhiệt miệng hay có thể gọi là loét miệng là căn bệnh thường xuyên xảy ở khoang miệng con người, đặc biệt là những người chọn lối sống chưa lành mạnh và khoa học. Dấu hiệu nhận biết căn bệnh nhiệt miệng ở con người dễ dàng và nhanh chóng:

Các vết mụn nước xuất hiện ở trong khoang miệng của con người, đặc biệt nhiều ở nướu trên, nướu dưới từ trong ra ngoài. Có rất hiếm hoặc ít khi nhiệt miệng lại xuất hiện ở môi giống sùi mào gà

Khi chạm vào các nhiệt miệng sẽ thấy đau, khó chịu, khó ăn uống, tuy nhiên không dễ chảy máu, chảy mủ giống như biểu hiện của bệnh sùi mào gà

Mụn nước nhiệt miệng không dễ vỡ, hơi nông, không có hình dáng sần sùi mà chỉ là những chấm nhỏ ở nướu của ngườ bệnh

Nhiệt miệng sẽ hoàn toàn biến mất sau khoảng 15 ngày, với những người có sử dụng thuốc thì tình trạng bệnh sẽ khỏi nhanh hơn. Bệnh cũng không để lại di chứng nào nghiêm trọng cho sức khỏe vì đó chỉ là phản ứng bình thường của vùng miệng khi có tác động nhạy cảm từ bên ngoài

Nhiệt miệng có thể tái phát đi tái phát lại nhiều lần, thậm chí mỗi lần tái phát không quá xa nhau; sùi mào gà thì sẽ không khỏi nhanh và vấn đề tái phát sau khỏi bệnh còn tùy thuộc vào tốc độ điều trị.

Tuy rằng 2 căn bệnh có biểu hiện bệnh khá dễ nhầm lẫn nhưng chỉ cần người bệnh chú ý một chút đến các thay đổi của cơ thể, chuyện phân biệt ra sùi mào gà hay đó là nhiệt miệng thì không quá khó khăn. Việc nhận biết rõ bệnh sẽ đảm bảo hiệu quả điều trị tăng cao, ngoài ra, cần chú ý xem cơ thể của mình đã từng tiếp xúc với các đối tượng ra sao nhằm tìm ra cách đảm bảo an toàn cho bản thân.

Cách chữa bệnh nhiệt miệng hiệu quả

Khi đã nắm bắt rõ những cách để giúp phân biệt được bệnh sùi mào gà và nhiệt miệng rõ ràng, chính xác, mỗi người cần phải tìm hiểu cần làm gì để khỏi bệnh nhanh chóng? Dưới đây là một số phương pháp chữa bệnh hiệu quả theo từng loại bệnh mà mọi người có thể áp dụng cho bản thân mình:

Cách điều trị nhiệt miệng

Người bệnh khi bị nhiệt miệng thường có cảm giác nóng trong người, nóng miệng, khó chịu, ăn uống kém vì có nhiều cơn đau khi đang nhai thức ăn. Thậm chí, ở một số người bị nhiệt miệng có đi kèm nhiều biểu hiện khó chịu khác như đau nhức, mệt mỏi, cơ thể căng thẳng,… dẫn đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày bị đảo lộn.

Việc điều trị nhiệt miệng cũng rất đơn giản, mọi người có thể áp dụng một số cách sau để tiến hành chữa nhiệt miệng cho mình:

Thay đổi thói quen sống hàng ngày: nên ăn nhiều rau xanh, uống nước lọc, ăn hoa quả tươi, để cơ thể luôn được thanh mát, sảng khoái, hạn chế những biến chứng không tốt cho cơ thể do nhiệt miệng gây ra. Việc sử dụng các đồ uống có tính mát và bồi bổ cho cơ thể như trên sẽ hạn chế được rất nhiều tác động xấu của nhiệt miệng

Súc nước muối hoặc baking soda mỗi ngày: đây là phương pháp tiện lợi, dễ thực hiện mà chi phí bỏ ra không quá cao. Người bị nhiệt miệng nên pha hỗn hợp baking soda hoặc nước muối với tỷ lệ 2 nước : 1 phần muối (baking soda) rồi khuấy đều, sử dụng hàng ngày để tăng hiệu quả

Chườm viên đá lạnh vào vị trí nhiệt miệng để giảm sưng, đau hoặc những cảm giác khó chịu khi đang bị nhiệt miệng

Dùng thuốc uống: trong trường hợp mà người bệnh cảm thấy các triệu chứng của nhiệt miệng không có dấu hiệu thuyên giảm dù đã áp dụng nhiều mẹo khác nhau, lúc này, tốt hơn hết là bạn nên đi khám bệnh cẩn thận. Bác sĩ sau khi kiểm tra tổng quát khoang miệng của người bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp để đảm bảo hiệu quả tiêu viêm, giảm sưng, hạn chế gây ra đau đớn và tổn thương lâu dài.

Nhiệt miệng có thể tự khỏi sau khoảng 2 tuần nhiễm bệnh với những người có cơ địa sức khỏe tốt và ổn định. Tuy nhiên, bạn cũng không nên phụ thuộc vào điều này quá mà chủ quan, không đề phòng cho sức khỏe của mình, cần phải đi kiểm tra sức khỏe nếu như thấy tình trạng nhiệt miệng đã lâu không thuyên giảm.

Để phân biệt nhiệt miệng với sùi mào gà từ nguyên nhân, dấu hiệu cho đến cách chữa bệnh hiệu quả thế nào, mọi người cần ghi nhớ đầy đủ các thông tin có trong bài viết trên để đảm bảo an toàn cho bản thân mình. Việc biết rõ những thông tin cần thiết cho sức khỏe sẽ giúp cho tất cả mọi người đảm bảo thể trạng của mình được tốt, trường hợp các bạn vẫn còn các thắc mắc liên quan đến 2 căn bệnh trên, hãy liên hệ với phòng khám Thái Hà chúng tôi theo hotline để được tư vấn đầy đủ nhất.

Cập nhật lần cuối: 21-05-2021 11:04:52