- Trang chủ /
- Bệnh xã hội /
- Bệnh giang mai /
- Hình ảnh bệnh giang mai ở phụ nữ và nam giới với các dấu hiệu
Hình ảnh bệnh giang mai ở phụ nữ và nam giới với các dấu hiệu
-
-
Tham vấn y khoa: BS.CKI. Nguyễn Duy Mến
Những hình ảnh bệnh giang mai ở nam giới và nữ giới qua từng giai đoạn trong bài viết dưới đây sẽ giúp nhận biết rõ các triệu chứng, biểu hiện của bệnh giang mai. Mời các bạn hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Bệnh giang mai là gì?
Bệnh giang mai do Treponema pallidum – một loại xoắn khuẩn nhạt màu gây ra, tên gọi khác là xoắn khuẩn giang mai. Bệnh lây nhiễm từ người này sang người khác qua quan hệ tình dục không an toàn là chủ yếu.
Ngoài ra, xoắn khuẩn giang mai cũng có thể xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương, vết xước hở hay qua các vật dụng cá nhân của người bệnh như khăn tắm, khăn mặt, bàn chải đánh răng, dao cạo râu, bồn tắm… và lây nhiễm từ mẹ sang con.
Xoắn khuẩn giang mai khi tấn công vào cơ thể sẽ tàn phá nhiều cơ quan quan trọng như não, mắt, tim, xương khớp, hệ thần kinh… khiến người bệnh gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm như động kinh, rối loạn trí nhớ, phình động mạch chủ, ảo giác, đột quỵ, động kinh… thậm chí là tử vong.
Đối với những trường hợp giang mai thai kỳ, phụ nữ mang thai mắc bệnh giang mai dễ bị sảy thai, sinh non, thai chết lưu, thậm chí là chết sau khi sinh ra. Đối với những trẻ may mắn sinh ra dễ bị giang mai bẩm sinh cùng nhiều vấn đề khác.
Bệnh giang mai có thể lây nhiễm ở nhiều người, từ trẻ em đến người già. Đặc biệt, đối tượng có nguy cơ cao nhiễm phải căn bệnh này thường là những người có đời sống tình dục bừa bãi, người có nhiều bạn tình, gái mại dâm…
Có thể nói, bệnh giang mai là một căn bệnh lây truyền qua đường tình dục cực kỳ nguy hiểm. Bệnh nhân khi mắc bệnh nếu không chữa trị kịp thời sẽ không chỉ khiến tâm lý, cuộc sống, hạnh phúc gia đình bị ảnh hưởng mà còn sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Chính vì vậy, những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh giang mai nên chủ động tới cơ sở y tế uy tín để thăm khám, làm xét nghiệm và điều trị bệnh giang mai, tránh những tác hại nguy hiểm đối với sức khỏe.
- Địa chỉ khám bệnh giang mai
- Chi phí xét nghiệm giang mai
- Khám bệnh xã hội ở đâu tốt
- Chi phí xét nghiệm bệnh xã hội
Hình ảnh bệnh giang mai ở nam giới và nữ giới qua từng giai đoạn
Theo nghiên cứu, không phải thời kỳ nào của bệnh giang mai cũng biểu hiện ra bên ngoài. Chính vì vậy mà có nhiều người khi bị nhiễm bệnh lại không hề biết mình mắc bệnh nên dễ làm lây nhiễm sang cho người khác, đặc biệt là đối với những người mà họ tiếp xúc hàng ngày.
Bệnh giang mai phát triển qua 4 giai đoạn chính, tương ứng ở mỗi giai đoạn lại có những biểu hiện, triệu chứng riêng. Dưới đây là hình ảnh bệnh giang mai ở nam giới và nữ giới qua từng giai đoạn mà mọi người nên chú ý:
Hình ảnh giang mai giai đoạn đầu – xuất hiện săng giang mai
Sau khi tiếp xúc với người mắc bệnh giang mai khoảng từ 3 đến 90 ngày, bệnh nhân lúc này đang trong thời gian ủ bệnh của xoắn khuẩn giang mai.
Sau thời gian ủ bệnh giang mai, trên cơ thể người bệnh bắt đầu có các thương tổn, vết loét gọi là săng giang mai.
Những tổn thương này thường có màu đỏ, thịt tươi, bờ nhẵn, có hình tròn hoặc hình bầu dục, kích thước từ 0,3 – 3cm, không có gò nổi cao, nông, không có mủ, không đau đớn, không ngứa ngáy.
Những tổn thương này chứa nhiều vi khuẩn và rất dễ lây nhiễm nếu vô tình tiếp xúc phải.
Săng giang mai ở nam giới thường xuất hiện phần lớn ở bộ phận sinh dục như quy đầu, rãnh quy đầu, dương vật, lỗ sáo, bìu, lỗ niệu đạo. Ở nữ giới thường thấy tại âm hộ, âm đạo, môi lớn, môi bé… Ngoài ra, các vết loét cũng thấy ở xung quanh miệng, lưỡi, môi, hậu môn…
Các triệu chứng của săng giang mai thường tồn tại trong cơ thể khoảng 3 đến 6 tuần rồi biến mất. Do không phải điều trị nên bệnh nhân chủ quan và cho rằng bệnh tự khỏi. Tuy nhiên, lúc này xoắn khuẩn giang mai bắt đầu đi vào máu và chuẩn bị tiến triển sang giai đoạn 2.
- phòng khám đa khoa uy tín hà nội
- địa chỉ khám phụ khoa tốt ở hà nội
- Phòng khám nam khoa uy tín ở Hà Nội
Hình ảnh giang mai giai đoạn 2 – nổi phát ban
Thời kỳ này xuất hiện khoảng từ 6 – 8 tuần kể từ khi bệnh nhân có săng giang mai, ở giai đoạn này bệnh nhân có rất nhiều biểu hiện, triệu chứng của bệnh.
Nổi các phát ban có màu hồng nhạt, có hình dạng giống cánh hoa đào (hay còn gọi là đào ban), mọc đối xứng, không nổi cao trên bề mặt da, khi ấn vào mất đi, không đau, không ngứa.
Các nốt phát ban có thể tìm thấy ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, đặc biệt là mọc nhiều tại cánh tay, cánh chân, bụng, sườn, ngực, vùng bẹn, lưng…
Ở một số trường hợp, có thêm các mảng niêm mạc, nốt phỏng nước tại vùng hậu môn, niêm mạc sinh dục với những kích thước khác nhau, có viền da ở xung quanh sẩn.
Nếu các sẩn có dấu hiệu trợt ra, chảy nước và dễ lây nhiễm cho người khác do trong các sẩn này thường chứa nhiều xoắn khuẩn giang mai.
Một số trường hợp lại gặp phải nhiều biến chứng như viêm màng xương, viêm gan, viêm màng bồ đào, viêm khớp, viêm dây thần kinh thị giác, viêm giác mạc kẽ, viêm thận.
Các biểu hiện toàn thân đi kèm bao gồm mệt mỏi, sốt, đau nhức đầu, sụt cân, đau họng, chán ăn, đau nhức người, hạch bẹn nổi dày đặc.
Các biểu hiện của bệnh giang mai ở giai đoạn này thường tồn tại khoảng từ 3 đến 6 tuần, sau đó tự biến mất và bệnh nhân vẫn nghĩ bệnh đã khỏi nên không chữa trị.
Hình ảnh bệnh giang mai giai đoạn tiềm ẩn
Đối với giai đoạn tiềm ẩn, hầu như không có bất kỳ biểu hiện nào của bệnh, chỉ khi bệnh nhân làm xét nghiệm huyết thanh thì mới phát hiện bệnh.
Như đã nói, ở giai đoạn này bệnh nhân không có triệu chứng nên việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Xoắn khuẩn giang mai lúc này đã tấn công vào các cơ quan trong cơ thể và gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng.
Hình ảnh giang mai giai đoạn cuối – biến chứng nguy hiểm
Giai đoạn này của bệnh giang mai với nhiều tác hại, hình thức nghiêm trọng đối với bệnh nhân. Có đến 60% các trường hợp mắc bệnh giang mai ở giai đoạn cuối gặp nhiều tổn thương tại các cơ quan trong cơ thể.
Ở giai đoạn này, bệnh nhân gặp phải rất nhiều biến chứng nguy hiểm như mất trí nhớ, bại liệt, rối loạn chức năng co thắt, viêm khớp, mù lòa, phình động mạch chủ, tâm thần, động kinh, ảo giác, đột quỵ, viêm màng não… thậm chí là tử vong.
Xoắn khuẩn giang mai cũng gây ra nhiều hình thức nguy hiểm đối với bệnh nhân như củ giang mai, gôm giang mai, giang mai tim mạch, giang mai thần kinh.
Đặc biệt, ở phụ nữ mang thai, xoắn khuẩn giang mai còn khiến thai phụ sinh non, sảy thai, thai chết lưu. Thai nhi bị nhiễm xoắn khuẩn từ mẹ còn dễ mắc bệnh giang mai bẩm sinh và gặp phải nhiều bệnh lý nghiêm trọng về mắt, não, tim, xương…
Như vậy, qua những hình ảnh bệnh giang mai ở nam giới và nữ giới qua từng giai đoạn với những dấu hiệu nhận biết hy vọng có thể giúp bạn đọc nắm rõ hơn. Để phòng tránh căn bệnh cực kỳ nguy hiểm này, hãy chú ý xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý, quan hệ tình dục an toàn.
Nếu có vấn đề cần thắc mắc, hãy gọi tới số phongkhamthaiha 0366 880 866 để được các chuyên gia y tế tư vấn, giải đáp cụ thể, miễn phí.
Cập nhật lần cuối: 21-05-2021 10:45:32
- Bệnh nhiệt miêng: Nguyên nhân dấu hiệu cách chữa
- Bệnh giang mai ở nữ giới: Nguyên nhân - dấu hiệu - cách chữa - hình ảnh
- Bệnh giang mai ở nam giới: Nguyên nhân - dấu hiệu - cách chữa
- Cách chữa bệnh giang mai ở nam, nữ giới hiệu quả
- Top 10 địa chỉ khám bệnh xã hội ở đâu tốt tại Hà Nội
- Chi phí xét nghiệm giang mai hết bao nhiêu tiền tại Hà Nội